Do quỹ đất hạn hẹp nên hầu hết các gia đình tại thành phố đều trồng hoa hồng trong chậu. Ở điều kiện này, cây có sức đề kháng kém nên thường xuyên mắc phải các bệnh hoa hồng trồng chậu. Dưới đây là một số loại bệnh phổ biến, người yêu hoa cần đề phòng.

Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Dấu hiệu bệnh đốm đen trên cây hoa hồng
Dấu hiệu bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Đốm đen hay Black Spot on rose là một trong những loại bệnh hoa hồng trồng chậu gây nhiều thiệt hại. Nếu không được điều trị kịp thời, chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng, chúng có thể khiến toàn bộ lá bánh tẻ chuyển sang màu vàng và rụng hàng loạt. 

Xem thêm: Trị bệnh phấn trắng không dùng thuốc cho cây hoa hồng

Bệnh hoa hồng trồng chậu - Phấn trắng

Bệnh phấn trắng do một loại nấm có tên gọi là Sphaerotheca pannosa, thuộc họ Erysiphaceae gây ra. Chúng thường phát triển mạnh vào mùa mưa, tầm đầu tháng 9 đến tháng 12, khi độ ẩm trên 80%. 

Cây mắc bệnh phấn trắng thường có dấu hiệu như các vết bệnh dạng bột trắng xám phân bổ chủ yếu trên ngọn non, lá non, chồi non. Chúng làm cho lá bị biến dạng lá, ra ít nụ, hoa khó nở. Ở tình trạng nặng hơn có thể gây chết cây.

Bệnh hại trên cây hoa hồng - Gỉ sắt

Bề mặt lá xuất hiện các đốm màu cam
Bề mặt lá xuất hiện các đốm màu cam

Nguyên nhân của bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là nấm Phragmidium mucronatum. Chúng phát triển mạnh vào mùa xuân, từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch. 

Nhiệt độ ẩm trên 80% là điều kiện lý tưởng để gỉ sắt gây hại. Đặc biệt, do kích thước bào tử nấm rất nhỏ, chúng có thể di chuyển nhờ các cơn gió và lan rộng sang các cây xung quanh với tốc độ phân tán nhanh. Gây nên những chấm vàng, nổi gồ đen trên lá và hình thành cục u có đường kính 0,5 – 1,5mm. Khi cục u bị vỡ sẽ giải phóng bụi phấn có màu giống như rỉ sắt.

Héo Verticillium - Bệnh hoa hồng trồng chậu

Nấm Verticillium albo-atrum Berth là “hung thủ” gây nên bệnh này. Chúng truyền qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô và phát triển một cách thầm lặng. 

Ở trong môi trường thuận lợi như mùa hè hay thời tiết hanh khô, các bào tử nấm bắt đầu phát bệnh. Khi mắc bệnh, mặc dù ban đêm lá, ngọn cây có thể phục hồi màu xanh nhưng sau vài ngày sẽ chuyển sang màu nâu, tàn úa và chết.

Các bệnh hoa hồng trồng chậu rất đa dạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để chủ động trong việc phòng ngừa, bạn nên sử dụng phân bón có thành phần Azadirachtin cao như tinh dầu Docneem nguyên chất phun trực tiếp lên cây. Đồng thời bón bằng Neem Cake để tăng khả năng đề kháng, chống lại các loại bệnh cho hoa hồng.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn