Các vấn đề về sâu bệnh làm hại hoa hồng luôn là điều khiến không ít bà con nghĩ ngợi, lo lắng. Câu hỏi đặt ra là các cách trị bệnh hoa hồng nào mang lại hiệu quả và an toàn? Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cách loại sâu bệnh trên hoa hồng

Bên dưới là các loại sâu bệnh phổ biến thường gặp trên cây hoa hồng, bà con cần đặc biệt lưu ý:

Rệp bông, rệp nhảy, rệp ống dài và rệp vảy

Các loài rệp đều thích chích hút. Chúng thường tập trung ở đọt non và nụ, một số bám chặt vào lá và thân để gây hại. 
Khi thời tiết ấm và khô, vào tháng 5 và tháng 10 là thời điểm rệp hoạt động mạnh mẽ. Cây bị rệp tấn công sẽ xuất hiện các vết sần sùi, còi cọc kém phát triển, cành, thân khô, lá yếu đi. Nếu không được chữa trị kịp thời, cây sẽ bị cạn kiệt dinh dưỡng và chết dần.

Nhện

Các loại nhện thường gây hại cho hoa hồng như: Nhện đỏ hai chấm, nhện trắng, nhện lá, nhện dé... Chúng có đặc điểm nổi bật như chân nhiều lông, thân có màu vàng, lục, đỏ gạch, đỏ tối. Những loại nhện kể trên sinh sản rất nhanh, chúng hút dinh dưỡng khiến cây hoa hồng bị còi, khô cành, ra nụ ít, hoa có nở cũng bị ám màu nâu, nhiều chỗ xuất hiện vết thủng. 

Bọ trĩ

Bọ trĩ gây hại cho hoa hồng rất nặng. Chúng hút chích dinh dưỡng trong cây, ăn các phần mềm của cây như cánh hoa, nụ hoa. Lâu dần làm cho hoa trở nên nhợt nhạt, chuyển sang màu trắng hoặc nâu đen và khô héo, lá bị xoắn, biến dạng.

2. Thuốc trừ sâu hóa học
Thuốc trừ sâu hóa học

Hiện nay có nhiều sản phẩm thuốc trừ sâu hóa học vẫn được dùng để tiêu diệt sâu hại cây trồng. Tác động của thuốc rất nhanh chóng làm chết côn trùng ngay lập tức vì liều lượng hóa chất độc hại nặng, tác động tới cơ thể côn trùng nhanh. Phun lượng vừa đủ thuốc vào vườn cây, côn trùng dính phải, ăn, hít đều bị trúng độc.
Có điều sản phẩm này thường không được khuyến khích lạm dụng nhiều bởi có để lại dư lượng không an toàn cho đất, môi trường sống. Kể cả con người, động vật hít, nuốt hay dính vào cơ thể hàm lượng thuốc trừ sâu nhất định sẽ gây phản ứng nguy hiểm. 

3. Phun trị bệnh bằng dầu Neem

Dầu Neem được ưa chuộng trong công tác phun trị bệnh hại hoa hồng vì tính hiệu quả từ từ nhưng lại lâu dài. Neem oil tác động vào vòng đời của côn trùng, khiến chúng chán ăn, ngửi mùi khó chịu bỏ đi, ngại giao phối, giảm sinh sản, khó lột xác, trứng hỏng và chết dần vì đói và ngộ độc. 
Dầu Neem thương hiệu Docneem
Phun dầu Neem có thể trị được khoảng 90 - 95% sâu bệnh hại. Dầu Neem nguyên chất tại Docneem.com an toàn, không gây hại cho con người, đất và môi trường.
Bạn đã có thông tin về các cách trị bệnh hoa hồng qua nội dung bài viết phía trên. Bạn đã tin tưởng lựa chọn neem oil rồi chứ, các sản phẩm chiết xuất từ neem sẽ không khiến bạn thất vọng đâu.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn